Gian nan chuyện nghề: Thường thì, chăm người nhà bị bệnh đã khổ, Điều dưỡng chúng tôi thì phải chăm đến hàng trăm, hàng ngàn người bệnh trong suốt thời gian làm nghề, từ A đến Z, từ các thủ thuật chăm sóc người bệnh cho đến vệ sinh cá nhân của người bệnh. Mà người bệnh mỗi người mỗi tính, gặp một người bệnh khó chịu, bất hợp tác thì công việc lại khó lên ngàn lần
Những người bệnh khó tính: Cách đây không lâu, khoa Truyền Nhiễm – đánh lô đề online có tiếp nhận một người đàn ông 30 tuổi bị viêm màng não, căn bệnh hành hạ khiến người bệnh đau cơ khớp chỉ nằm một chỗ không thể tự đứng dậy, người bệnh đau đầu không thể nào ngủ được khiến người bệnh trở nên cáu gắt và thường xuyên trút những cơn thịnh nộ lên các Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc. Gần 15 ngày người bệnh ấy nằm điều trị là quãng thời gian mà các Điều dưỡng trong khoa phải chịu đựng những cơn nóng nảy thất thường của người bệnh. Có khi mỗi lần Điều dưỡng chúng tôi cho thuốc thì người bệnh ấy tỏ ra giận dỗi, không hợp tác và nói: “ Uống làm gì, uống thuốc cũng không khỏi”, rồi vùng vằng không chịu hợp tác. Tuy nhiên, lương tâm của người làm nghề cũng như những kinh nghiệm tiếp xúc nhiều người bệnh hác nhau khiến người Điều dưỡng chúng tôi thấu hiểu người đàn ông ấy, thậm chí không ghét mà còn tỏ ra thương cảm. Suy nghĩ đó khiến chúng tôi im lặng chịu đựng mỗi khi người đàn ông ấy không hợp tác và vẫn hết lòng chăm sóc người bệnh. Chúng tôi cũng giải thích cho người bệnh và người nhà của người bệnh về căn bệnh, cho người bệnh biết rằng nếu điều trị đúng cách, các cơn đau rồi sẽ chấm dứt … Và nụ cười của người bệnh ấy đã trở lại vào ngày người đàn ông ấy xuất viện trong vòng tay vợ và hai đứa con thơ. Sức khỏe đã hồi phục đáng kể. “ Đối với chúng tôi, đó là ngày thật hạnh phúc”.
Theo sát người bệnh: Nhiệm vụ của Điều dưỡng chúng tôi còn tùy thuộc vào mức độ cần chăm sóc của người bệnh. Với người bệnh nhẹ, có thể tự làm những việc căn bản như ăn uống, tắm rửa… công việc của chúng tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Những đối với trường hợn bệnh nặng, người bệnh mất khả năng tự phục vụ bản thân, Điều dưỡng là người trực tiếp hỗ trợ họ từ những việc căn bản nhất như: Cho ăn, vệ sinh cá nhân… Theo dõi 24/24 để tránh các nguy hiểm xảy ra.
Có những đêm trực thức trắng: Ở những phòng bệnh có người bệnh điều trị nội trú, Điều dưỡng viên cũng như các Bác sĩ, Hộ lí đều phải chia ca túc trực ban đêm , khi mọi người đã yên giấc. Làm việc trái giờ gây mệt mỏi, nhưng họ lúc nào cũng phải tỉnh táo để ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong đêm.
Tạo sự tin tưởng: Những người bệnh lớn tuổi, họ tỏ ra nghi ngờ về thuốc, về các kết quả xét nghiệm. Những người bệnh lớn tuổi ấy không chịu hợp tác và họ nói thuốc không có tác dụng. Vi thế mà Điều dưỡng chúng tôi luôn là người bên cạnh động viên, an ủi người bệnh, cùng ngồi nói chuyện với người bệnh, đưa ra những lời giải thích có thuyết phục. Tạo cho người bệnh sự tin tưởng, cảm giác yên tâm khi nằm điều trị tại khoa và chịu hợp tác như dùng thuốc đủ liều và đúng thời gian…
Người Điều dưỡng còn là cầu nối với người nhà của người bệnh khi cần thiết, an ủi họ khi có tình huống không may xảy ra.
Quên mình vì người bệnh: Làm việc ở khoa Truyền Nhiễm, không tránh khỏi việc lây bệnh từ người bệnh truyền nhiễm. Đó là những ngày tháng bị lây bệnh thủy đậu, hay bệnh sốt xuất huyết của các Điều dưỡng khoa nhiễm đã đổi lại sự phục hồi của người bệnh.
Điều dưỡng viên cần nắm vững kiến thức, cẩn thận trong công việc và tuân thủ các qui định để bảo vệ chính mình. Những việc tưởng chừng như rất nhỏ như mang khẩu trang, găng tay, tắm rửa trước khi ra về….. đều rất quan trọng vì Điều dưỡng là những người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Tại khoa, chúng tôi dán rất nhiều áp phích, tờ rơi có nội dung về ngăn ngừa lây nhiễm để nhắc nhở người bệnh, người nhà và chính nhân viên y tế. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế cũng thực hiện việc quản lí hành chính chặt chẽ, bố trí công việc khoa học để các công việc thăm khám, điều trị, chăm sóc người bệnh có kết quả tốt nhất.
Tập thể Điều dưỡng Khoa Truyền Nhiễm